“Đứt dây tơ chùng” hay “Bông cánh cò” sẽ đi thi Liên hoan sân khấu TPHCM

Mr Ti

Sân khấu kịch Hồng Vân đang đo lường sự yêu thích cho 2 vở diễn “Đứt dây tơ chùng” và “Bông cánh cò” thì vở nào sẽ tham dự Liên hoan Sân khấu TPHCM năm 2024 với chủ đề “Khát vọng Phương Nam”.

Với chủ đề này thì sân khấu kịch Hồng Vân đang có những suất diễn thường xuyên cho vở nhạc kịch “Bông cánh cò” là tác phẩm của cố nhạc sĩ Bắc Sơn. Và mong muốn có một điều mới lạ khi công diễn vở “Đứt dây tơ chùng” cũng được ra mắt khán giả nhưng chính điều này đã tạo ra thách thức cho chính ban giám đốc sân khấu khi ở Liên hoan năm nay chưa biết vở nào sẽ đem đi thi.

Sân khấu kịch Hồng Vân đắn đo rất nhiều khi không biết chọn vở kịch nào đi thi liên hoan sân khấu TPHCM 2024?

Thực ra, với sức của các bạn diễn viên đầy kinh nghiệm và lớp trẻ tại đây thì chúng tôi hoàn toàn có thể tự tin là các bạn sẽ làm tốt và lan tỏa giá trị nhân văn cốt lõi tại sân khấu Hồng Vân đến liên hoan cũng như khán giả tại TPHCM. Có một điều mà ban quản trị sân khấu phải đau đầu nhiều đêm khi Bông cánh cò là nhạc kịch còn Đứt dây tơ chùng là kịch bản đầu tiên được dựng trên sân khấu của tác giả Lê Hoàng Long, anh là con trai cố tác giả kỳ cựu Lê Duy Hạnh. Hai vở diễn hai màu sắc hoàn toàn khác nhau nhưng đều đang được sự yêu mến của khán giả.

NSND Hồng Vân tâm sự: với 2 vở này cùng với dàn diễn viên mà chúng tôi luôn kỳ vọng khi trình làng trong thời gian qua là một minh chứng cho con đường đúng về kịch văn học của chúng tôi tại đây. Sự trở lại của  Cẩm Ly trong “Bông cánh cò” lắng đọng với dòng nhạc dân ca thì “Đứt dây tơ chùng” có NS Lâm Vỹ Dạ sâu sắc với những giai điệu cải lương. Đây không phải là sự so sánh mà trong mỗi tác phẩm đều sẽ có những điểm nhấn khác biệt khi mà cả hai đều có sức hút, điểm sáng cùng lượng khán giả hùng hậu. Suy nghĩ và cân đo thì vở kịch nào sẽ đi dự liên hoan năm nay và phải chinh phục được những mục tiêu mới.

“Bông cánh cò” đối đầu với “Đứt dây tơ chùng” ở những điểm nào?

Thực ra chúng tôi có những mục tiêu khi chia đều các nghệ sĩ, diễn viên của sân khấu được chia đều cho cả 2 vở và mỗi vai diễn đều mang một màu sắc mới mẻ.

Một là, một vở nhạc kịch quá nổi tiếng của cố NS Bắc Sơn và một vở kịch dài về đề tài truyền thống đều phù hợp với chủ đề của liên hoan “Khát vọng Phương Nam”, đây là một bước chuyển mình cho thêm nhiều gia vị trong dòng kịch văn học nói chung và sân khấu nói riêng. Cả Cẩm Ly và Lâm Vỹ Dạ đều hết mình cho vai diễn bằng chính sự chỉnh chu và nghiêm túc trong nghề cùng các bạn diễn đã tiếp cho tôi hy vọng chúng tôi sẽ có được một ghi nhận nào đó tại liên hoan lần này.

Hai là, cả hai vở diễn đều rất gần với khán giả với những câu chuyện mà chính khán giả đã trãi qua theo thời gian của cuộc sống. Hai màu sắc này sẽ đối đầu với chính từng diễn viên trong hai vở khi tôi đặt ra tiêu chuẩn là luôn là thang điểm 10+ để chính sự đón nhận của khán giả chính là thước đo thang điểm thành công. Nên tôi không có điểm cao hay thấp cho cả hai mà là sự bằng nhau để sức cạnh tranh ở 2 vở là ngang nhau.

Bên cạnh đó NSND Hồng Vân phải “cân, đo, đong, đếm” để cho các diễn viên của mình thi Liên hoan sân khấu hay không? Với những vai diễn mới mẻ ở tính cách nhân vật trong 2 vở thì họ sẽ đối đầu nhau như thế nào?

Về vở “Bông Cánh Cò”: với số phận từ chú bé 12 tuổi “Cánh Cò” ước một lần gặp Cha (DV Tuấn Dũng thủ vai), người cha không được nhận con vì quá khứ ko tốt (DV Minh Luân), người em bóc đồng bảo vệ chị (DV Thanh Duy) và người vợ sau ngang bướng (DV Hoàng Yến). Thỏa sức thể hiện với vai kép độc tại sân khấu là Đinh Mạnh Phúc và Thanh Duy, liệu lần này họ lại tiếp tục thể hiện sở trường của mình hay sẽ là một dạng vai diễn đầy thu hút khác.

Còn vở “Đứt dây tơ chùng” thì ông thầy đờn luôn mãnh liệt với sân khấu do DV Lạc Hoàng Long thủ vai khi luôn theo dõi anh kép hát bắt cá 2 tay (DV Bùi Công Danh) và và câu chuyện của người vợ độc ác nhưng đáng thương (DV Minh Nga) để thế hệ kế tiếp của câu chuyện được truyền lửa nghề từ chàng thanh niên trẻ tuổi nhưng yêu đàn hát mãnh liệt (DV Xuân Nghị), người em luôn muốn đổi mới suy nghĩ thế hệ mới (DV Đinh Mạnh Phúc).

Ngoài ra, yếu tố phải cân nhắc cho hai vở diễn là nghĩa và tình của nghệ sĩ Hoàng Sơn cùng nghệ sĩ Thanh Thuỷ khi cả hai có sự tái ngộ đầy duyên dáng khi thể hiện những vai diễn ông bà trong vở nhạc kịch gia đình Bông Cánh Cò, đây gần như đã đánh dấu cho một cuộc chiến thực lực nảy lửa trên sân khấu kịch Hồng Vân.

Không thể không nhắc đến hai cô gái là Lê Lộc và Hoàng Yến, một bên là một cô gái thể hiện những vai diễn đầy duyên dáng, tính cách được thể hiện bởi diễn viên Lê Lộc và một bên là một cô gái xinh xắn, thông minh là Hoàng Yến trong hai vở với 2 số phận khác nhau để tô thêm vẻ đẹp của người phụ nữ Việt.

Nếu đưa cả hai vở diễn đến liên hoan thì sân khấu những định hướng phát triển mạnh dòng kịch này không?

Sự thành công ở từng nhân vật trong vở diễn thì không thể bỏ qua hai đạo diễn trẻ tài năng Lê Nguyễn Tuấn Anh và Hoàng Hải. Liệu câu chuyện thấm đẫm triết lý gia đình tại một vùng cù lao sông nước thân thương, ở nơi đó là những con người yêu thương gia đình đang tìm cách bảo vệ lấy những điều mà mình yêu thương nhất sẽ đối đầu với một câu chuyện đề cao sự thiêng liêng cao cả của nghệ thuật nói chung và cải lương nói riêng, là những phận đời đang đau đáu về những nỗi đau giấu kín cùng những con người đang cố gắng gìn giữ, bảo vệ một khía cạnh nguồn cội của bản sắc dân tộc.

Sân khấu kịch Hồng Vân sẽ dành thời gian này để đo lượng khán giả yêu thích vở kịch nào hơn để có quyết định đưa “Bông cánh cò” hay “Đứt dây tơ chùng” đến với liên hoan sân khấu TPHCM năm 2024, tất cả đều là dấu chấm hỏi ở giai đoạn quan trọng này.