Người bị bệnh hen suyễn không thể bỏ qua tác dụng bất ngờ của loại cây này

Mr Ti

Một phụ nữ ở TP.HCM mắc phải những sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị hen suyễn, xuất hiện một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tập 7 chương trình Hỏi bác sĩ chuyên khoa được phát sóng lúc 18h10 chủ nhật ngày 19.12 trên kênh HTV7 có chủ đề “Làm thế nào để kiểm soát được hen suyễn, ngăn ngừa đợt cấp và biến chứng” với sự tham gia tư vấn của Bác sĩ chuyên khoa 2 – Lý Bá Tước, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM và MC Thư Đình giữ vai trò kết nối.

Mắc căn bệnh hen suyễn lâu năm, cô Võ Ngọc Diễm Tiên (55 tuổi, ngụ tại quận 3, TP.HCM) đã tìm đến chương trình để nhờ bác sĩ tư vấn. Theo cô Diễm Tiên chia sẻ, từ lúc khoảng 6-7 tuổi cô đã bị hen suyễn và năm 20 tuổi cũng từng phải nhập viện cấp cứu vì bị đợt cấp. Nhiều năm nay, cô điều trị bằng thuốc tây nhưng lại xảy ra một số tác dụng phụ như sưng mặt, phù chân tay, còn dùng thuốc xịt hen lại khiến tim đập nhanh. Ngoài ra, cứ vào khoảng thời gian buổi đêm và sáng sớm, cô lại bị khó thở khiến sức khỏe giảm sút và ảnh hưởng tới giấc ngủ của người trong gia đình.

Nghe cô Diễm Tiên chia sẻ, bác sĩ Lý Bá Tước giải thích: “Thuốc xịt rất tốt cho người bệnh hen bởi nó có chứa corticoid giúp chống viêm và chất làm giãn phế quản giúp dễ thở. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lạm dụng vào thuốc xịt bởi có nhiều người xịt một lần chưa thấy đỡ liền xịt thêm lần nữa làm cho cơ thể xuất hiện tình trạng lờn thuốc. Khi quá lạm dụng vào thuốc, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc gây nên như phù nề, tim đập nhanh.

Người bệnh cần phải sử dụng theo đúng liều lượng mà bác sĩ kê đơn và có thể kết hợp đông y và tây y để giảm dần số lần sử dụng thuốc xịt, tăng hiệu quả trong điều trị. Ngoài ra, người bệnh cần tránh các trường hợp gây dị ứng như không hút thuốc, hạn chế ăn thực phẩm cay, nóng hay hải sản như cua, ốc, tôm… Thường xuyên phải lau dọn nhà để hạn chế bụi bẩn trong không khí. Người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược chuyên đặc trị bệnh hen và nổi bật hơn cả là cây lá hen. Nếu người bệnh xuất hiện các tình trạng như khó thở nhiều, cánh mũi phập phồng, cơ liên sườn hoặc cơ thượng đòn căng mạnh, hay mệt khi đi lại và nói năng khó khăn… thì đó là lúc bệnh tình đã chuyển nặng. Lúc này, người bệnh cần phải đến bệnh viện để cấp cứu”.

Bác sĩ Lý Bá Tước còn nói thêm, trong cây lá hen có chứa các thành phần α-amyrin, β-amyrin giúp người bệnh giảm các triệu chứng đàm, ho, khó thở và đạt hiệu quả lên đến 97,6% trong vòng 30 ngày sử dụng. Đặc biệt, sản phẩm chiết xuất từ loại lá này hoàn toàn an toàn và không gây nên tác dụng phụ cho người bệnh.

Chương trình Hỏi bác sĩ chuyên khoa được phát sóng lúc 18h10 chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7. Chương trinh do Công ty Truyền Thông Bee phối hợp Đài truyền hình TP.HCM thực hiện, với sự đồng hành của nhãn hàng Bảo Khí Khang.