Những biến chứng nguy hiểm nếu chăm sóc răng không cẩn thận cho người mắc bệnh tiểu đường người nhà cần chú ý nhất là trong việc ăn uống.
Chương trình Bác sĩ gia đình phát sóng lúc 12h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1 với chủ đề “Chăm sóc răng miệng cho người bị tiểu đường”. Chương trình có sự tham gia tư vấn của Bác sĩ Trịnh Quang Trí, Khoa Răng Hàm Mặt – Giám Đốc Nha khoa An Trí – TP.HCM và MC Ngọc Nhi trong vai trò người kết nối.
Mở đầu tình huống, người phụ nữ hẹn bạn mình ra quán cafe mời đám giỗ nhưng ông lại từ chối do có vấn đề về sức khỏe. Hỏi ra mới biết được là ông bạn già bị tiểu đường lại còn đau răng không dám uống thuốc giảm đau nên không đi được.
Thấy được tình hình sức khỏe đáng lo ngại của bạn, người phụ nữ nhanh chóng hỏi: “Chẳng lẽ anh chịu đựng cơn đau hoài như vậy sao? Không có biện pháp nào để điều trị dứt điểm sao anh”. Người đàn ông liền nói đã nhờ con trai đi tìm một loại cỏ, chỉ cần nhai một lúc sẽ hết đau. Vừa nghe xong, người phụ nữ liền phản đối cách điều trị trên và mong muốn bạn mình có cách chăm sóc và điều trị dứt điểm. Nên đã mời chuyên gia về tư vấn Chăm sóc răng miệng cho người bị tiểu đường.
Chia sẻ về nguyên nhân vì sao người bị tiểu đường lại mắc các vấn đề về răng miệng, bác sĩ Trịnh Quang Trí cho biết: “Khi bị tiểu đường thì lượng bọt nó sẽ ít đi còn lượng đường thì nó tăng lên. Cơ chế tự bảo vệ của nước bọt là bảo vệ những cái răng cũng ít đi mà miễn dịch toàn thân của những người bị tiểu đường cũng sẽ thấp hơn. Khi mà vi khuẩn xâm nhập vào men răng thì nguy cơ bị sâu răng, hư răng tăng gấp hai so với người bình thường”.
Nói về những bệnh lý về răng miệng người bị tiểu đường thường mắc phải, nam bác sĩ cho biết: “Đầu tiên là viêm nướu nếu không kiểm soát được sẽ dẫn đến giai đoạn hai là nha chu. Khi người bệnh tiểu đường mắc nha chu thì nướu, xương, dây chằng xung quanh cái răng sẽ bị tổn thương. Và nếu người bệnh có sức đề kháng yếu sẽ khiến răng từ từ dài và rớt ra. Nếu người bệnh tiểu đường không chú ý kỹ thì có thể mắc chứng sâu răng”.
Bác sĩ Trịnh Quang Trí chia sẻ thêm về việc chăm sóc răng miệng cho người bị tiểu đường. Về cơ chế điều trị thì người mắc bệnh tiểu đường sẽ không khác nhiều so với người bình thường. Có một phần khác chính là nguyên vật liệu mà bác sĩ sử dụng, nếu người bình thường thiên về thẩm mỹ còn bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì sẽ sử dụng các thành phần ngừa sâu răng. Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phải tuân thủ việc bảo vệ và chăm sóc răng miệng đúng cách như đánh răng hai ngày một tuần, cần chọn những loại kem đánh răng có nhiều hàm lượng Fluor nhiều hơn bình thường và hạn chế ăn tinh bột.
Nói về những lưu ý khi chăm sóc răng miệng người mắc bệnh tiểu đường cần biết, nam bác sĩ chia sẻ. Đầu tiên, người bệnh tiểu đường cần khám răng định kỳ mỗi 3 – 6 tháng/lần, khi thấy có các dấu hiệu bệnh lý răng miệng cần đi khám chữa ngay. Thứ hai, nên giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày. Đặc biệt đánh răng đúng cách theo sự hướng dẫn của các chuyên gia. Thứ ba, khi làm sạch răng nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám trong kẽ răng thay vì sử dụng tăm xỉa răng để tránh tổn thương nướu răng.
Thứ tư, sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng sau mỗi bữa ăn. Không nên ăn quá nhiều thực phẩm có chứa đường và tinh bột. Thứ năm, không nên hút thuốc lá vì làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm nha chu và tưa miệng. Thứ sáu, người bệnh nên theo dõi, kiểm tra đường huyết thường xuyên, tuân thủ đúng các chỉ dẫn của bác sĩ để giữ đường huyết luôn được ổn định.
Bác sĩ gia đình được phát sóng định kỳ lúc 12h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1. Chương trình do Công ty Truyền Thông Bee phối hợp với Đài Truyền hình Vĩnh Long thực hiện.