Doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên đã vinh dự nhận được thư mời từ tổng thư ký của ASEAN-Korea CENTER làm diễn giã tại diễn đàn tri thức thế giới (WKF) lần thứ 23 được tổ chức từ ngày 20 đến ngày 22/9/2022 tại Seoul, Hàn Quốc với chủ đề : “Siêu đền bù: khôi phục sự thịnh vượng và tự do toàn cầu”.
Tham gia làm diễn giả năm nay tại WKF là những chuyên gia, chính trị gia và các lãnh đạo của các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới như cựu thủ tướng Anh David Cameron; Francois Hollande, cựu tổng thống thứ 24 của nước Pháp; thái tử Frederik Đan mạch; Richard Baldwin, giáo sư kinh tế Viện Graduate Institute, Thuỵ Sĩ; Kerry Cheung, Giam đốc bộ năng lượng Mỹ; Jonathan Drew, Giám đốc bộ phận ngân hàng, Asia-Pacific, HSBC…
Và đặc biệt năm nay có sự tham gia diễn giả là những người đã đoạt giải Doanh nhân Châu Á 2021 như Bà Lê Hồng Thuỷ Tiên, Tổng giám đốc tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG); ông Nam Long, CEO ABIVIN; ông Desmond Tay , CEO GUUD; ông Noor Helmi, CEO IX Telecom và hơn 2000 doanh nghiệp Hàn Quốc và các quốc gia khác.
.
Tác động của covid-19 lên nhiều khía cạnh của các doanh nghiệp trên khắp thế giới như chuỗi cung ứng, cách làm việc, hành vi tiêu dùng … vì vậy Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc (AKC ) và WKF đã tổ chức phiên họp đặc biệt để đánh giá môi trường kinh doanh sau đại dịch và mối liên hệ giữa các nước ASEAN và Hàn Quốc, Doanh nhân Lê Hồng Thuỷ Tiên- là một trong những nhân vật được chú ý tại diễn đàn lần này. Khi được hỏi về các yếu tố cốt lõi để các doanh nghiệp ASEAN có thể đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới và lời khuyên để các doanh nghiệp Hàn Quốc trở thành bạn thân của ASEAN, CEO IPPG đã chia sẻ:
“ASEAN là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới với tổng GDP năm 2021 đạt 3,3 nghìn tỷ USD, nền kinh tế châu Á đã mang lại lợi ích thiết thực cho khoảng 680 triệu người, vì vây muốn tham gia vào nền kinh tế không biên giới này các doanh nghiệp ASEAN cần tận dụng sức mạnh của dữ liệu và công nghệ, phát triển các giải pháp mang tính bền vững, tham gia các luồng, mạng lưới và cung cấp những gì ASEAN cần, mở rộng quy mô thông qua hợp tác liên kết hoặc M&A. Nên tìm hiểu bản chất độc đáo của mỗi thị trường, xem xét và tôn trọng từng thị trường để đạt đến thành công. Việt Nam và Hàn Quốc đã là bạn thân từ lâu, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, đạt 80,7 tỷ USD năm 2021 mặc dù Covid 19. Chỉ 7 tháng đầu năm 2022 Hàn Quốc đứng thứ 2 trên 72 quốc gia đầu tư vào Việt Nam với tổng đầu tư 3,3 ngàn tỷ USD và sẽ đạt 100 tỷ USD năm 2023.
Ngày 30 /7 /2022 tại cuộc đối thoại với các doanh nghiệp Hàn Quốc, Thủ tướng Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng cường liên kết, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng, góp phần sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm của chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu. Bà Thuỷ Tiên còn cho biết “Không những chỉ Việt Nam, nếu muốn là bạn thân với cả ASEAN, Hàn Quốc cần thông hiểu văn hóa, hành vi kinh doanh, bộ máy hành chính, nhu cầu của người dân ASEAN, và ngược lại trao đổi chia sẻ kinh nghiệm của Hàn quốc trong việc hoạch định chiến lược từ nước đang phát triển trở thành nước phát triển như hiện nay, chúng tôi sẽ học hỏi triển khai cho thị trường chúng tôi với các nhà tư vấn, đối tác, công nghệ Hàn Quốc, và điều này không chỉ giúp Hàn Quốc hoàn thành mục tiêu quốc gia mà còn giúp thúc đẩy thương mại của Hàn Quốc”.
Tiếp tục tại diễn đàn CEO Lê Hồng Thuỷ Tiên còn chia sẻ định hướng chiến lược xoay trục của IPPG hậu Covid để trở thành một trong những tập đoàn phát triển, cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng đồng thời bảo vệ lợi nhuận sau đại dịch, và việc quyết định mở hãng hàng không IPP Air Cargo cũng như thành lập công ty Bellazio logistics để góp phần vào việc chuyên nghiệp hóa vận chuyển hàng hóa hàng không cho Việt Nam và cả khu vực cũng như góp phần vào việc ổn định chuỗi cung ứng của Việt Nam và thế giới.
Bà Thuỷ Tiên còn chia sẻ về việc đã áp dụng các nguyên tắc bình đẳng giới tại tập đoàn với mục tiêu tăng trưởng tỷ lệ nữ và trao quyền cho phụ nữ, tạo môi trường bình đẳng tại nơi làm việc, phân tích nhiều khía cạnh áp dụng bình đẳng giới đã đem lại nhiều lợi ít thiết thực cho doanh nghiệp và nhờ đó IPPG đã trở thành một trong những tập đoàn phát triển bền vững tại Việt Nam.